Giận dữ, ghen tuông, tức tối... đều
là những loại "bụi bẩn" làm hỏng căn phòng tâm hồn của bạn. Khư khư
giữ lấy chúng chỉ càng làm cho cuộc sống của bạn âm u hơn mà thôi. Vì sao không
đứng dậy, kéo rèm, "quét" rắc rối để tâm hồn bạn rạng rỡ trong những
ngày mới.
Phủi bụi cho tâm hồn – Có khó không?
Câu trả lời là không khó lắm đâu.
Mọi người thường có xu hướng ghi nhớ những điều xấu xí nhiều hơn là những
chuyện tốt đẹp. 10 kỉ niệm vui không bằng một vết xước nhỏ trong tâm hồn. Nhưng
như thế không có nghĩa là nỗi buồn có quyền được ngự trị mãi mãi trong tâm hồn
bạn, tất nhiên là trừ khi bạn thật sự muốn thế. Còn nếu bạn muốn giải phóng
trái tim khỏi những cái gai nhức nhối, hãy bắt đầu thu vén lại tâm hồn của mình
ngay từ bây giờ.
Cũng theo tiến sĩ Luskin thì tha thứ
không có nghĩa rằng bạn buộc phải quên tất cả. “Tha thứ là cảm giác yên lành
trong tâm hồn” – ông nói. Nếu bạn cứ nghĩ mình là nạn nhân, phải chịu đựng
những bất công xấu xí, bạn có thể để tuột mất những cơ hội khác tươi đẹp hơn.
Đó là chưa kể những phút bực dọc sẽ khiến bạn có những hành động chẳng mấy hay.
Tha thứ - Vì chính bản thân bạn
Nếu bạn thật sự yêu thương bản thân,
hãy để cho những hờn giận, ghen ghét, đố kị… trôi khỏi bộ nhớ của mình. Não rất
nhỏ. Tâm hồn cũng rất mỏng. Đừng bắt chúng phải chịu đựng nỗi đau lặp đi lặp
lại. Khi bạn kể lể chuyện không vui cho một người nào đó, bạn buộc phải lặp lại
tất cả từ đầu. Và vì mọi người đều có xu hướng lôi kéo sự ủng hộ về phía mình
nên bạn sẽ phải kể thật chi tiết và chỉ cho ra điểm xấu xí của đối phương. Bạn
sẽ thấy cáu giận hết lần này đến lần khác. Khi bạn cáu, não sẽ tự động sản xuất
ra hoocmôn tạo stress .
Bạn đang tự chào đón căng thẳng đến
với mình.
Cảm giác tha thứ cũng ảnh hưởng đến
sức khỏe của mỗi người. Cụ thể là những vấn đề về tim mạch, tiêu hóa và suy
nhược cơ thể. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành thế này. Các nhà khoa học chia
đối tượng tham gia làm hai nhóm.
Nhóm đầu tiên là những người lạc
quan. Họ cho rằng cuộc sống rất đáng quý nên dẹp bỏ những cơn giận sang một bên
để tận hưởng từng giây phút hạnh phúc. Nhóm thứ hai thì ngược lại. Trong mắt
họ, những kinh nghiệm đau thương như một bức tường vô hình khiến họ lúc nào
cũng thận trọng.
Kết quả cho thấy nhóm thứ nhất có
sức khỏe tốt hơn và cũng yêu đời hơn. Nhóm thứ hai có chiều hướng dễ stress,
hay căng thẳng và thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu xấu của sức khỏe.
Để mỗi ngày là một ngày vui
Sẽ không có bất cứ một chuẩn mực nào
của sự tha thứ. Cũng chẳng ai có thể bắt bạn phải quên đi chuyện a, phải làm
chuyện b… dù điều đó rõ ràng là rất tốt cho bạn. Nhưng nếu bạn thật sự quan tâm
đến chính mình, hãy tự tha thứ cho bản thân trước rồi bỏ qua những rắc rối. Quá
khứ đã qua. Hiện tại và tượng lai mới là quan trọng. Và vì tha thứ là cảm giác
yên bình. Tìm được sự bình yên trong tâm hồn, cuộc sống sẽ dịu dàng hơn rất nhiều…
Thăm Bạn tôi...
Trả lờiXóaXin kính mời quý vị xem bài họa tại đây: http://truongsinhhocds.com/site/vi/news/Tam-Tinh/Xuong-hoa-Vo-thuong-1350/
Trả lờiXóa